Trở thành chiến thần phỏng vấn với bộ giải mã tính cách MBTI

Nỗi sợ phỏng vấn

 

Khi bắt đầu đi học, nỗi sợ lớn nhất của tôi là lên bảng trả bài, cảm giác thiếu tự tin nó biểu hiện ra giọt mồ hôi, những tiếng réo của dạ dày mỗi khi cô giáo lần giở sổ đầu bài và tim tên gọi lên bảng. Cứ tưởng rằng khi mình lớn lên ra khỏi mái trường, sẽ giã từ cảm giác ấy. Không, nó vẫn ở đó nhưng mang hình hài của những buổi phỏng vấn xin việc

 

  • Mới ra trường xin việc thì sợ nhất là hỏi kinh nghiệm

  • Có chút kinh nghiệm đi phỏng vấn chỗ khác ghét nhất là mấy đứa hỏi thu nhập bên kia bao nhiêu? Tại sao lại nghỉ

  • Đi làm một vài chục năm công ty chẳng may giải thế, đầu bên kia cầm tờ CV hỏi, thế anh chị tuổi này rồi có đảm bảo theo kịp công việc ở đây?

Như vậy là dù mình có già đi, có kinh nghiệm dày dặn, nỗi ám ảnh nó vẫn sẽ đeo đuổi mình hoài các bạn ạ. 

 

Tôi trăn trở mãi làm sao để thực sự vượt qua nó. Trên mạng người ta bày ra rất nhiều kế sách, nhưng theo quan điểm của tôi thì không có một phương án nào đúng hết cho tất cả mọi người. Những chuyên gia tuyển dụng Tiktok, Youtube có thể giúp bạn trả lời 1 2 câu hỏi mẫu, nhưng cái chúng ta cần là sự thấu hiểu toàn diện về bản thân mình để có thể an yên và vững chãi vượt qua những câu hỏi tưởng dễ mà làm khó ta quá chừng

MBTI là gì?

Đơn giản MBTI là một thước đánh giá cá tính được phát triển bởi Katherine Briggs và con gái là Isabel Myers. Nó dựa trên lý thuyết của Carl Jung về các kiểu cá nhân và được sử dụng để phân loại con người thành 16 kiểu khác nhau. MBTI giúp chúng ta hiểu về bản chất, sở thích và cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh.

 

MBTI giúp vượt phỏng vấn ra sao

  • Hiểu mình

Đây là khu vực mà MBTI soi sáng nhất. Phần lớn sự tự tin, lo lắng hồi hộp xuất phát từ những câu hỏi như “Không biết mình có đáp ưng được công việc này không? “Lỡ nhu họ biết mình hay có tật xấu này kia thì sao? “ “Có khi nào cái Tèo, cái Tí nó đi qua bên này gặp lại mình không nhỉ?

Khi bản thân chưa thấu hiểu tính cách bản thân, chúng ta dễ bị bản năng tiêu cực, bản năng khái quát hóa hành hạ (xem thêm blog)

Hiểu mình tức là gì? Là hiểu rõ giá trị cốt lõi bản thân, cùng điểm mạnh điểm yếu của mình và hoàn toàn chấp nhận và mỉm cười với chúng, không đánh giá, không chỉ trích. 

 

Cụ thể, giá trị cốt lõi là điều quan trọng nhất với mỗi người mà trong sâu thẳm chúng ta luôn trân trọng nhất (bạn có thể tìm hiểu thêm các cách thức để nhận diện giá trị cốt lõi). Từ đó, mỗi cá nhân mới tìm kiếm và đặt ra các sứ mạng nhằm thể hiện giá trị cốt lõi ra trên con đường đời. Ví dụ, giá trị cốt lõi của Thị Nở là lòng trắc ẩn, sứ mệnh của Nở là giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ không kỳ thị, không ruồng bỏ. Còn với Lục Vân Tiên giá trị cốt lõi là sự công bằng, cao thượng nên chàng “thấy chuyện bất bình chẳng tha”

  • Hiểu người 

Trường học là nơi tâp hợp và trao cho học sinh những kiến thức làm người, làm công dân tốt và đóng góp cho xã hội. Sân khấu là nơi người ta tổ chức những vở kịch, câu chuyện mang lại sự giải trí, bài học, sự khuây khỏa cho đại chúng mêt mỏi sau giờ làm..

Không phải tổ chức nghề nghiệp nào cũng có sứ mệnh rõ ràng mạch lạc như trường học hay sân khấu. Có những công ty tổ chức ban đầu thành lập vì một mục tiêu cao cả, nhưng dần dà vì lý do khách quan chủ quan nào đó mà chệch hướng, làm cho những con người phục vụ tổ chức cảm thấy mệt mỏi, chán ghét mà bỏ đi

Hiểu tổ chức mình đăng ký vào là một cách soi gương chính mình và gửi gắm tương lai mình vào trong đó. 

Ở thời đại này, may mắn rằng không khó để tìm ra đánh giá tổ chức mình đang cân nhắc. Có vô vàn nhóm trên mạng xã hội đánh giá công ty, có nhiều hội nhóm nghề nghiệp cũng như các mối quan hệ gia đình bạn bè xã hội. 

 

Nếu hỏi 10 người mà hết 6 người chê bai về môi trường, chế độ hay cách hành xử của lãnh đạo thì bạn nên cẩn trọng khi dấn bước.

  • Vượt câu hỏi khó

Câu hỏi mà ứng viên hay gặp ác mộng nhất đó chính là những câu ép ứng viên nói về điểm yếu của mình. Có người cứng đơ, tím mặt khi được hỏi “Khuyết điểm của em là gì?” Tương tượng xem khi lần đầu ra mắt nhà người yêu mà mẹ chồng tương lai hỏi “Có tật xấu nào khai ra mau!!”

Ai mà tự tin nói mình mười điểm trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy nhỉ. Cho tới khi chữ ra được bờ môi thì bao nhiêu nơ-ron chạy loạn trong óc, tay chân tê cứng, bụng râm ran hết cả. Sự đấu tranh giữa việc nói thật thà với bản năng sinh tồn phải giữ cái mặt mũi cho đẹp để người ta chấp nhận mình, chúng đánh nhau và làm mình tan nát cõi lòng..

Chỉ có 1 cách duy nhất và hay nhất đó là bao nhiêu điểm yếu không cần biết, chỉ biết rằng, AI cũng có điểm yếu, và dù có bao nhiêu điểm yếu mình cũng phải là người đầu tiên biết và chấp nhận điều đó về bản thân mình. Chỉ từ một tâm thế vị tha với bản thân, yêu thương bản thân vô điều kiện, thì bờ môi với tĩnh lặng mà thốt ra những câu hợp thời hợp thế. Đương nhiên, để yên thương, vỗ về và chấp thận bản thân là cả một nghệ thuật không dễ gì ngày một ngày hai mà thuần thục được. 

Giả định là bạn đã làm tư tưởng thành công và nắm bắt cũng như chấp nhận được các điểm yếu bản thân. Việc phát ngôn thế nào khi người ta hỏi là một việc hoàn toàn khác. Nên nhớ rằng người nghe không phải gia đình, không phải bác sỹ tâm lý, cái họ cần không phải sự khai báo vô tư vô tổ chức của một người bệnh khai báo để được khám mà họ trông xem bạn suy tính cho công ty họ như thế nào. Câu hỏi thực sự là “Bạn có những điều gì về mặt tính cách mà sẽ làm nguy hại cho công ty chúng tôi ở vị trí bạn đang ứng tuyển hay không? Bạn có rủi ro đó hay là không?”

Như vậy, điểm đến thành công cho câu hỏi này là xóa bỏ nỗi lo trong đầu người tuyển dụng về khả năng gây ra hậu quả khi bạn làm ở vị trí này. Tất nhiên, bạn làm việc đó bằng cách chứng minh (1) mình hiểu giới hạn bản thân (2) mình có đối sách để việc đó không chỉ không gây hại mà về lâu dài có lợi cho công ty họ. 

Những ứng viên thường rơi vào bẫy bằng cách từ chối tiết lộ điểm yếu (em hoàn hảo???) hoặc đưa ra một điểm yếu giả, vô thưởng vô phát. Cách này có thể thoát được ở một vài vị trí thấp, nhưng càng lên cao, việc thể hiện sự chân thật và trưởng thành là chìa khóa để thoát câu hỏi hóc búa bậc nhất này

Câu hỏi tiếp theo, khó hơn nhiều lần chính là “Em nghĩ sự nghiệp bản thân 3-5 năm tới như thế nào”. Câu hỏi kinh điển này xuất hiện từ rất lâu và gần như có trong mọi cuộc phỏng vấn. Ấy thế mà, người ta vẫn mắc bẫy và chết ở câu này như những vận động viên marathon kiệt sức ở 5m về đích. Nó khó như một chiếc lưới đánh cá giăng ra, mà cá càng giãy giụa càng chết, càng cố bơi càng khó thoát. Khó của câu này ở chỗ không văn mẫu nào giúp ứng viên thoát nếu họ không hiểu giá trị cốt lõi bản thân cũng như không chịu tìm hiểu về văn hóa giá trị tổ chức mình muốn tham gia

 

Một trong nhiều chiến thuật để vượt câu hỏi thành công đó là xuất phát từ giá trị cốt lõi, phác thảo những sứ mệnh (một hoặc nhiều) mà trong đó, việc tham gia vào công ty giúp bản thân đạt sứ mệnh đó. “Chẳng hạn, em là một người muốn tạo ra những ảnh hưởng tích cục và ý nghĩa lên cộng đồng, do đó, việc tham gia vào dự án “Mái ấm bản làng” giúp em hiện thực hóa giá trị cốt lõi mình ấp ủ. “

Kết luận

 

Cũng giống như việc bạn dò hỏi bạn bè về công ty mình ứng tuyển, công ty cũng có mong muốn tương tự về việc tìm một đối tác lao động cùng họ đạt mục tiêu lâu dài. Cho nên, công cụ MBTI là một tiện ích hữu ích gắn kết cá nhân và tổ chức, giúp mỗi con người sáng tỏ về bản thân và có định hướng, sự tự tin trên con đường sống để cống hiến

Nếu bạn muốn thử làm bài test xem mình là nhóm tính cách nào trong 16 nhóm MBTI, hãy tham khỏa quyển sách nàyMua Khám Phá Và Chữa Lành 16 Kiểu Tính Cách Qua MBTI tại Tiki Trading và làm thử bài kiểm tra miễn phí tai trang Free Personality Test | 16Personalities

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shopping Cart